Skip to main content

Day 3 - Cấu hình Shell Linux

Đối với Ubuntu và đa số các distro của Linux khác, shell (có thể hiểu đơn giản là công cụ giúp ta giao tiếp với Linux bằng câu lệnh - commandline) mặc định sẽ là Bash Shell (có người còn hay gọi vui là "shell đồng tiền", vì nó có ký hiệu $ ở đầu câu lệnh).

Một số cái tên khác bạn có thể bắt gặp:

  • Sh (Bourne Shell)
  • Fish (Friendly Interactive Shell)
  • Ksh (Korn Shell)
  • Zsh (Z Shell)

Và tương lai còn có GPT-Shell 🤡.

image

Tuy nhiên, Bash Shell gặp một số vấn đề về hiệu năng khi ta thực hiện những việc mang tính chất "nặng đô" như: tìm kiếm trong cây thư mục (nhấn Tab), tìm lại các lệnh đã sử dụng trong lịch sử (phải thực hiện thao táccat ~/.bash_history | grep -i...), và hơn hết, Bash Shell cực kỳ hạn chế về khả năng custom, như cài theme, plugins, autofill, syntax highlighting...

tip

Z Shell (hay zsh) ra đời là để giải quyết những hạn chế của Bash Shell.

image

Để điểm danh một số ưu điểm của zsh mà Ubunchuu chúng mình thấy nổi bật nha:

  • Syntax Highlight, Auto Suggestions: Bộ đôi plugins này chúng mình thấy như là essential khi làm việc trên terminal luôn, kể cả trong công việc hay học tập thường ngày, hai plugins này luôn là "ân nhân cứu cánh" những Ubunchuu-ers giúp hoàn thành câu lệnh, để tiết kiệm thời gian cũng như tránh việc tụi mình tự gõ và gõ nhầm lệnh shell.

image

info

Syntax highlight chữ đầu câu lệnh cũng giúp tụi mình nhận biết được module hay package mà chúng mình đang dùng có được install đúng cách hay chưa, hay có lỗi typo gì không. Ví dụ như hình trên, nếu mình nhập sai (dockker thay vì docker chẳng hạn) thì câu lệnh sẽ không được highlight màu xanh lá như hình. Ví dụ cho việc nhập sai lệnh:

image

  • Quản lý file và thư mục: Không phải bàn đến lý do chính khi mọi người chuyển qua dùng zsh rồi, đó là tốc độ của zsh khi dùng để làm việc với cây thư mục trong Linux, các bạn cứ thử cài xong và nhấn TAB là sẽ thấy rõ sự khác biệt.

image

  • Plugin và theme: Hỗ trợ plugin và theme cực kỳ đa dạng, và cũng có cộng đồng phát triển open-source rất rộng rãi.

image

  • Nói chung là... nhiều lắm, Tux khuyên các bạn hãy dùng và cảm nhận. Được rồi, giờ thì đến phần cài đặt thôi!

Cài đặt và cấu hình ZSH tất tần tật từ A-Z

image

Tiến hành cài zsh core package

  • Quaoo giới thiệu nãy giờ nghe tuyệt vời quá, thế thì phần cài đặt zsh đây 🥲
sudo apt-get update
sudo apt-get install zsh -y
  • Đổi shell mặc định thành zsh bằng lệnh sau:
chsh -s $(which zsh)

Để hiểu hơn về command trên, chsh có nghĩa là change shell, còn which zsh sẽ lấy ra path dẫn tới nơi đã cài đặt zsh trên máy của bạn.

  • Thử xem path đã cài của zsh bằng cách gõ lệnh:
which zsh

Lúc này chsh sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu. Sau đấy, bạn có thể tắt terminal đi bật lại. Nếu không apply, hãy thử logout rồi đăng nhập lại.

  • Optional: Shell completion khi dùng với alacritty
tip

Nếu bạn đang dùng alacritty, hãy chạy các câu lệnh này để thêm phần auto-completion.

mkdir -p ${ZDOTDIR:-~}/.zsh_functions
echo 'fpath+=${ZDOTDIR:-~}/.zsh_functions' >> ${ZDOTDIR:-~}/.zshrc
cp extra/completions/_alacritty ${ZDOTDIR:-~}/.zsh_functions/_alacritty

Cấu hình trình quản lý plugins, config của ZSH

Về framework giúp bạn quản lý các thiết lập của zsh, Tux recommend bạn chọn framework zimfw (là package được cải tiến từ oh-my-zsh có hiệu năng tốt và rất nhẹ), sau đó là oh-my-zsh với độ ưu tiên thấp hơn (Tux khuyên bạn không nên sử dụng thằng này vì gặp vấn đề về hiệu năng, tuy nhiên đây vẫn là lựa chọn an toàn nếu bạn muốn tìm hiểu về zsh script).

  • Nếu cài zimfw hãy lướt đến mục Option 2 để xem chi tiết cách cài đặt và cấu hình. (Highly recommended vì oh-my-zsh đã quá cũ rồi)
  • Nếu cài oh-my-zsh hãy lướt đến mục Option 1, là lựa chọn dễ dàng hơn, cũ hơn nhưng khá an toàn và có nhiều nguồn tutorial khác trên mạng hơn.

Option 1: oh-my-zsh (old method but easy)

  • Cài đặt oh-my-zsh:
sudo apt-get install git curl
sh -c "$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/robbyrussell/oh-my-zsh/master/tools/install.sh)"
  • Cài đặt theme powerlevel10k vào oh-my-zsh (một theme khởi đầu rất tốt), với người mới chúng ta hãy cài theme này là đẹp và tiện dụng nhất cho mọi tác vụ, thậm chí đa số thành viên Ubunchuu vẫn đang dùng theme này:
git clone --depth=1 https://github.com/romkatv/powerlevel10k.git ${ZSH_CUSTOM:-$HOME/.oh-my-zsh/custom}/themes/powerlevel10k
  • Enable powerlevel10k:
nano ~/.zshrc
  • Tìm dòng ZSH_THEME có trong ~/.zshrc và sau đó replace như thế này (mặc định ~/.zshrc với oh-my-zsh sẽ là theme robbyrussel):
ZSH_THEME="powerlevel10k/powerlevel10k"
  • Source file ~/.zshrc hoặc tắt rồi mở lại Terminal:
source ~/.zshrc
  • Đến đây hãy config theo hướng dẫn của Powerlevel10k (lưu ý hãy cài Nerd Font trước khi làm bước này, để cài nerd font, bấm vào link này)

image

Trong trường hợp bạn chưa cài Nerd Font mà đã hiện bảng trên, hãy nhấn q để thoát, sau đó cài font vào Alacritty (hoặc Terminal Emulator khác), rồi gõ lệnh sau để mở config của powerlevel10k

p10k configure

Đây cũng chính là câu lệnh config lại Powerlevel10k nếu bạn muốn config mới.

  • Cài đặt plugins thiết yếu cho bằng oh-my-zsh:
git clone https://github.com/zsh-users/zsh-autosuggestions ${ZSH_CUSTOM:-~/.oh-my-zsh/custom}/plugins/zsh-autosuggestions
git clone https://github.com/zsh-users/zsh-syntax-highlighting.git ${ZSH_CUSTOM:-~/.oh-my-zsh/custom}/plugins/zsh-syntax-highlighting
  • Cuối cùng là mở lại ~/.zshrc bằng lệnh vim ~/.zshrc là sửa phần plugins như sau (nếu không có các bạn hãy thêm mới vào):
plugins=(git zsh-autosuggestions zsh-syntax-highlighting)

image

  • Gỡ cài đặt oh-my-zsh nếu bạn đã cài sẵn:
source ~/.oh-my-zsh/tools/uninstall.sh

Khởi động lại terminal, bạn phải đảm bảo zsh của bạn trống trơn, không còn dấu vết của oh-my-zsh.

  • Cài đặt zimfw
curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/zimfw/install/master/install.zsh | zsh
# Hoặc dùng wget
wget -nv -O - https://raw.githubusercontent.com/zimfw/install/master/install.zsh | zsh

Kiểm tra zim được cài thành công chưa:

zimfw

image

  • Sau đấy bạn hãy vào file ~/.zshrc bằng nano/vim/vscode và tìm đến dòng có nội dung này:
# Use modern completion system
autoload -Uz compinit
compinit

Comment out 2 dòng này lại như hình bên dưới. Lý do là zimfw sẽ tự động source comp init nên không cần phải source từ zshrc.

image

Mặc định Zim đã cài sẵn cho bạn vài plugin như git, zsh-autosuggestions, zsh-syntax-highlighting... Bạn có thể dùng luôn mà không cần config gì thêm.

Customize themes

Theme mặc định của Zim là asciiship, bạn có thể chọn themes được Zim build sẵn hoặc theme khác tùy ý.

Ví dụ ở đây Tux sẽ dùng theme eriner, vào file ~/.zimrc, comment dòng zmodule asciiship và thêm zmodule enriner:

# ~/.zimrc
# Theme enriner
# zmodule asciiship
zmodule eriner

Sau đó chạy lệnh:

zimfw uninstall && zimfw install

Bật lại terminal và enjoy!

image

Còn Powerlevel10k thì sao?

Bạn có thể xóa theme phía trên đi và thêm dòng này vào file ~/.zimrc:

# ~/.zimrc
# ... config modules
zmodule romkatv/powerlevel10k

Thực hiện lệnh tương tự. zimfw install, khởi động lại terminal rồi p10k configure.

image

Tham khảo thêm